Văn hóa xã hội

ĐỘC ĐÁO LIÊN HOAN, TRÌNH DIỄN NGHI LỄ KÉO CO TẠI HÀ NỘI
Ngày đăng 05/12/2023 | 08:50  | Lượt truy cập: 1424

Bảo tồn, phát huy nghi lễ và trò chơi kéo mỏ tại lễ hội đền Bà

Vừa qua, tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) diễn ra các hoạt động trình diễn nghi lễ, trò chơi kéo co của các cộng đồng kéo co của Việt Nam và quốc tế. Tại Việt Nam, UNESCO đã ghi danh các cộng đồng kéo co của 4 tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội. Sự kiện này một lần nữa lan tỏa giá trị Di sản kéo co trong thành phố Hà Nội.

Nghi lễ Kéo mỏ tại lễ hội đền Vua Bà, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tham dự buổi Liên hoan, trình diễn có đồng chí Lê Thị Hồng Giang- HUV- Chánh thanh tra nhà nước huyện Sóc Sơn, Đồng chí Tống Giang Phúc- Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện; đồng chí Nguyễn Đình Ứng- Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thu cùng các đồng chí trong ban thường vụ, ban chấp hành Đảng ủy xã Xuân Thu, các ngành đoàn thể của xã cùng lãnh đạo và 30 nghệ nhân kéo mỏ thôn Xuân Lai

 

Zalo

 

 

Kéo mỏ là một trong 4 trò chơi mang tính nghi lễ đặc sắc trong lễ hội đền Bà, Trò diễn được thực hiện bằng hai cây tre nối với nhau, các cụ cao niên ở đây gọi là kéo mỏ. Mỏ được làm từ tre bánh tẻ, có màu xanh biếc, đủ ngọn, đủ lá, không được cộc, trong thân cây tre không có tổ kiến, thưa đốt, dài từ 7-8 mét do các gia đình cung tiến. Năm nào có nhiều gia đình cung tiến sẽ chọn hai gia đình đến trước, mỗi gia đình lấy một cây. Tre chặt về sân đền được đặt dọc trước cửa, ngọn hướng vào cửa đền, gốc quay ra ngoài, mọi người không được bước qua cây tre. Cụ Từ làm lễ kính báo với Đức Thánh Bà gia đình đã cung tiến tre, tre đã được chặt về và xin phép được làm mỏ kéo.

Zalo

Nghi lễ kéo mỏ được tổ chức với sự tham gia của các trai đinh trong làng, tuổi từ 18-26, khỏe mạnh, gia đình không vướng tang. Mỗi năm có 2 xóm được tham gia kéo, lần lượt hết các xóm thì quay lại từ đầu. Mỗi xóm chọn ra một đội, mỗi đội 9 người cùng các cụ làm trọng tài, cầm chịch trống, cờ sai dẹp trật tự.

Khi thi đấu, các cụ thường kẻ ba điểm vạch, giữa là vạch đỏ, hai bên là vạch trắng để phân định thắng thua cho hai đội. Khi kéo, hai đội nhấc tre mỏ lên chao ra 3 lần, chao vào 3 lần để “dẹp đám”. Xong đặt tre xuống đợi hiệu lệnh của trọng tài, kéo làm 3 lần không phân định thắng thua. Đàng trong là hướng Nam, đàng ngoài là hướng Bắc. Nếu đội đàng trong thắng sẽ được mùa màng, mưa gió thuận hòa. Nếu đội đàng ngoài thắng chỉ được mùa đậu trắng, mọi thứ khác đều không thuận.

Nghi thức và trò chơi kéo mỏ được nhân dân thôn Xuân Lai hào hứng tham gia, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà qua đó thể hiện mối đoàn kết cộng đồng của nhân dân địa phương.

Zalo

 

Zalo

Bản đồ hành chính